Giám sát là gì ? Những hình thức hoạt động giám sát được quy định

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn bạn đã từng nghe hay đã từng bị giám sát hoạt động với mong muốn tạo nên một thói quen tốt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp lại phản tác dụng ngược lại. Vậy giám sát là gì ? hành vi giám sát đó là tốt hay xấu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Giám sát là gì ?

Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của minh, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Giam Sat

Giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ quan nhà nước thể hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó.

Mục đích của giám sát là gì ?

Mục đích của giám sát là xem xét, đánh giá việc làm, hoạt động của đối tượng giám sát có thực hiện đúng những quy định đã đặt ra hay không. Đồng thời, qua đó phát hiện kịp thời những hành vi không đúng quy định của đối tượng giám sát. Để có những biện pháp xử lý nhằm khắc phục những sai sót đó.

Muc Dich Cua Giam Sat

Giám sát được các chính phủ sử dụng để thu thập thông tin tình báo, phòng chống tội phạm, bảo vệ quá trình, người, nhóm hoặc đối tượng hoặc điều tra tội phạm. Nó cũng được sử dụng bởi các tổ chức tội phạm để lập kế hoạch và thực hiện tội phạm, và bởi các doanh nghiệp để thu thập thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp hoặc khách hàng của họ. Các tổ chức tôn giáo bị buộc tội có dấu hiệu dị giáo  và phi chính thống cũng có thể bị thực hiện giám sát.Các kiểm toán viên cũng thực hiện một hình thức giám sát tài chính

Đặc điểm của giám sát

  • Giám sát là hành vi của chủ thể có thẩm quyền thông qua các hoạt động theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá hành vi của đối tượng giám sát.
  • Giám sát được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động của các đối tượng giám sát.

Hinh Thuc Giam Sat

  • Sự tác động qua lại giữa các chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Và gắn quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Trong lĩnh vực quản lý hành chính, quan hệ giám sát là quan hệ pháp lý vì được pháp luật quy định. Mục đích của chủ thể giám sát với đối tượng giám sát cùng hướng tới là trạng thái hoạt động bình thường, thông suốt, đúng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chủ thể giám sát phải khách quan độc lập với đối tượng giám sát.

Hình thức hoạt động của giám sát

Giám sát giữa các cơ quan có thẩm quyền, với công dân

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thị hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Hoat Dong Giam Sat

Hội đồng dân tộc thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

Như vậy, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có sự giám sát chặt chẽ lẫn nhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng trong xã hội, tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn; phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm nếu có.

Hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước với công dân là thiết yếu để bảo đảm an ninh trật tự xã hội và sự vận hành của đất nước.

Giám sát của công dân đối với cơ quan nhà nước

Hoạt động giám sát sẽ là sự áp đặt và không công bằng nếu như chỉ có cơ quan nhà nước được quyền giám sát lẫn nhau và giám sát đối với công dân nên việc quy định công dân cũng có quyền được giám sát cơ quan công quyền trong phạm vi nhất định là điều dễ hiểu.

Giám sát là quyền của nhân dân, của tổ chức xã hội xem xét đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chịu sự giám sát của cử tri. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; Công đoàn giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế…..

 

Bài viết liên quan

Chưa có bài nào liên quan