Cùng tìm hiểu xã hội chủ nghĩa là gì? Những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa

Xã hội chủ nghĩa là cụm từ đã trở nên phổ biến hiện nay. Vậy xã hội chủ nghĩa là gì? Tại sao Việt Nam phải hướng đến việc xây dựng xã hội chủ nghĩa? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xã hội chủ nghĩa là gì? 

Thế nào là xã hội chủ nghĩa? Khái niệm chủ nghĩa xã hội sẽ nói lên nguồn gốc của nó. Chủ nghĩa xã hội là một trong ba hệ chính trị lớn được hình thành ở thế kỷ 19. Bên cạnh chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ.

Không có bất cứ một định nghĩa nào rõ ràng về thuật ngữ này. Chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa xã hội bao gồm hàng loạt các định hướng về chính trị. Từ những phong trào đấu tranh, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản. Cho đến những dòng cải cách.

Những người theo khái niệm xã hội chủ nghĩa thường quan tâm đến bình đẳng và công bằng. Họ đề cao các mối quan hệ chặt chẽ, đoàn kết giữa các phong trào xã hội thiết thực. Họ sẵn sàng phê phán xã hội lý thuyết. Và họ theo đuổi sự hòa hợp về xã hội trật tự, kinh tế công bằng.

Xã hội chủ nghĩa là gì?
Xã hội chủ nghĩa là gì?

Chủ nghĩa xã hội bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận Thể chế Đại nghị và dân chủ như chủ nghĩa xã hội dân chủ, thậm chí phát xít Đức cũng tự nhận mình là những người theo chủ nghĩa xã hội. Theo đó, có sự phân biệt giữa những khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản, dân chủ xã hội và vô chính phủ. Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội và lý thuyết phê phán xã hội. Họ theo đuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội hòa hợp và hướng đến công bằng xã hội.

Trong lịch sử, tại nhiều quốc gia đã và đang tồn tại những hệ thống chủ nghĩa xã hội nhà nước thường được gọi là nhà nước cộng sản như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Đông Đức và Cuba…

Những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa 

Xã hội chủ nghĩa có một số số nét cơ bản như sau:

Những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa 
Những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa
  • Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;
  • Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại;
  • CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
  • CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;
  • CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
  • Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
  • Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các quan hệ giai cấp – dân tộc – quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp – dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ xã hội chủ nghĩa là gì? Những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa. Những đặc trưng trên đều mang tính dự báo. Với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đất nước, thời đại, những đặc trưng sẽ được tiếp tục bổ sung, phát triển trong tiến trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Bài viết liên quan

Chưa có bài nào liên quan